Thursday, July 14, 2016

Ngô Diệc Phàm Bị Netizen Trung Chê Diễn Xuất Gượng Gạo Trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây”

Điện ảnh “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” sau những ngày đầu công chiếu nhận được nhận được nhiều lời khen lẫn chê bai từ phía các khán giả.


Tác phẩm điện ảnh Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây của cặp đôi Phi – Phàm vừa ra mắt khán giả vào ngày 08/07. Trong 25 tiếng đồng hồ công chiếu, phòng vé đã cán mốc 100 triệu. Bên cạnh các lời khen từ phía khán giả, một số khác lại cho rằng diễn xuất của Ngô Diệc Phàm trong phim hơi gượng gạo và có phần không nắm được tâm lý nhân vật.


 Trích đoạn từ "Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây"


Ngoài diễn xuất của các nhân vật trong phim, Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây cũng nhận không ít "gạch đá" do nội dung bị cắt xén và không có gì nổi bật. Có bạn bình luận: "Nội dung vở kịch từ đầu đến cuối không có gì nổi bật, Ngô Diệc Phàm diễn vô cùng gượng gạo, ở cảnh quay nên khóc thì lại cười, khiến cho tôi còn xấu hổ dùm Lưu Diệc Phi"…


Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 2.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 3.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 4.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 5.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 6.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 7.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 8.

Ngô Diệc Phàm bị chê diễn gượng gạo trong phim


Cũng có người nhận xét: "Thần tiên tỷ tỷ không có gì để bình luận, Ngô Diệc Phàm thì diễn xuất hơi thái quá, không nắm được tâm lý nhân vật, chuyển cảnh có phần hơi nhanh, khiến cho nội dung mơ hồ…", "Toàn phim cứ như một trò cười, coi hai nhân vật chính diễn vô cùng gượng gạo, không muốn xem tiếp,…", cũng có bạn cho rằng nếu so sánh kỹ thuật của ba diễn viên Ngô Diệc Phàm, Lưu Diệc Phi, Lý Thấm, thì Lý Thấm "ăn đứt" hai nhân vật chính trong phim.


Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 9.

Netizen xứ Trung nhận xét "không thương tiếc"


Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 10.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 11.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 12.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 13.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 14.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 15.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 16.

Ngô Diệc Phàm bị netizen Trung chê diễn xuất gượng gạo trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây” - Ảnh 17.

Loạt ảnh mới của Phàm – Phi với chủ đề "Tình yêu thuần khiết"


Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây chuyển thể từ quyển tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tân Di Ổ. Nội dung xoay quanh câu chuyện tình yêu đầy thăng trầm của Trình Tranh (Ngô Diệc Phàm) và Tô Vận Cẩm (Lưu Diệc Phi). Mới đây, đoàn làm phim vừa tung ra một loạt ảnh mới của cặp đôi Phàm – Phi với chủ đề "Tình yêu thuần khiết". Phim đã ra rạp từ ngày 8/7.


(Nguồn: weibo)


Theo Feng Yu / Trí Thức Trẻ


Ngô Diệc Phàm Bị Netizen Trung Chê Diễn Xuất Gượng Gạo Trong “Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây”

Leonardo Bị Phản Đối Đóng Vai Nhà Thơ Ba Tư, Đã Đến Lúc Hollywood Nên Trả Các Nhân Vật Về Đúng Chủng Tộc?

Tẩy trắng chủng tộc các diễn viên chắc chắn sẽ không còn là xu hướng trong tương lai của ngành công nghiệp Hollywood.


Hồi đầu tháng trước, David

Franzoni và Stephen Joek Brown công bố dự án phim về Rumi, nhà thơ Ba Tư thế kỷ

13. Sau đó, hai nhà biên kịch này chia sẻ rằng Leonardo DiCaprio đang là lựa chọn

hàng đầu cho vai chính. 


Ngay lập tức, quyết định này đã gây phẫn nộ và hiện tại

đã có đến 13,000 người ký vào kiến nghị trên The Petition Site yêu cầu không

tuyển tài tử vừa đoạt Oscar. Lý do đơn giản vì Leonardo là người da trắng,

không thể đóng vai một nhà thơ huyền thoại của Trung Đông. Mới đây nhất, nam diễn

viên đã tuyên bố mình không theo đuổi vai diễn này.


Leonardo bị phản đối đóng vai nhà thơ Ba Tư, đã đến lúc Hollywood nên trả các nhân vật về đúng chủng tộc? - Ảnh 1.

Leonardo đã khôn khéo từ chối dự án tranh cãi

này


Tẩy trắng nhân vật và bài toán của Hollywood


Ở Việt Nam, khán giả thường ít

quan tâm đến vấn đề chủng tộc trong phim Hollywood. Thế nhưng, bạn hãy thử tưởng

tượng một bộ phim về thời nhà Trần với Christian Bale hay… Song Joong Ki thủ

vai Trần Hưng Đạo thì sẽ hiểu tình cảnh của cộng đồng Hồi giáo. Tại phương Tây, sự

thiếu đa dạng sắc tộc luôn là một trong những chủ đề nóng và gây nhiều

tranh cãi.


Bị chỉ trích nhiều nhất là việc

"tẩy trắng nhân vật" (whitewashing), tạm hiểu là cho diễn viên da trắng đóng

vai một nhân vật lẽ ra là da đen, da vàng hoặc da đỏ. Hiện tượng này xuất phát

từ một quan điểm phổ biến rằng diễn viên da trắng sẽ giúp thu hút khán giả hơn,

từ đó giúp ích cho doanh thu phòng vé.


Một trong những niềm tin cực đoan

nhất ở Hollywood là phim có nhân vật chính là một người đàn ông dị tính, da trắng

sẽ có lời hơn những phim đi chệch khỏi lựa chọn này. Đạo diễn Roland Emmerich đã tóm tắt tâm lý này trong việc đáp trả những chỉ

trích mà người ta dành cho bộ phim Stonewall của ông. Phim

này dựa theo một sự kiện có thật là cuộc nổi loạn vào năm 1969 của cộng đồng

LGBT ở New York, trong đó có khá nhiều người da màu.


Điều buồn cười là

Emmerich đã "nặn" ra một nhân vật chính là người da trắng, mang tiếng là đồng

tính nhưng lại hoàn toàn không cư xử như vậy. Khi bị phản ứng, Roland Emmerich (cũng là

người đồng tính) đã nói huỵch toẹt rằng: "Khi

anh làm phim về đồng tính nam, mọi người bảo rằng phim đó sẽ dành cho cộng đồng

này, nhưng không phải vậy. Phần đông khán giả là người dị tính".


Leonardo bị phản đối đóng vai nhà thơ Ba Tư, đã đến lúc Hollywood nên trả các nhân vật về đúng chủng tộc? - Ảnh 2.

Bộ phim "Stone Wall" của đạo diễn

"Independence Day"


Ý mà Emmerich muốn đề cập trong

phát biểu của mình là những người dị tính sẽ chỉ xem phim đồng tính nếu các nhân vật đồng tính cư xử như người dị

tính (straight-acting). Nhận định này thực ra cũng không xa vời lắm với việc

cho rằng người da trắng chỉ xem phim về người da trắng. Suy nghĩ "thâm nho" này

của Emmerich đã bị đại bộ phận khán giả quay lưng. Bộ phim tệ hại của ông có

kinh phí lên đến 15 triệu USD nhưng doanh thu chỉ có 187,674 USD (không viết thiếu số 0 nào đâu).


Emmerich không phải đạo diễn duy

nhất gần đây lên tiếng về sự cảm tính của Hollywood với những gì lệch pha so với

chuẩn chung ("Hollywood" ở đây chủ yếu nói đến những người đứng đầu các hãng

phim, mà theo báo cáo về tính đa dạng của UCLA năm 2015 thì có đến 94% là người

da trắng và 100% là đàn ông). 


Bị chỉ trích khi

chọn một người Úc và một người Anh da trắng vào hai vai chính trong bộ phim sử

thi về Kinh Thánh Exodus: Gods and Kings, Ridley Scott đã rất bức xúc: "Tôi không thể thực hiện một bộ phim với số tiền đầu tư cỡ này…

rồi nói rằng vai chính của tôi là một anh Mohammad nào đó (ám chỉ các diễn viên

Trung Đông)… Tôi sẽ không xin được tài trợ nếu làm như thế. Và đáng lẽ không nên có câu

hỏi này".


Leonardo bị phản đối đóng vai nhà thơ Ba Tư, đã đến lúc Hollywood nên trả các nhân vật về đúng chủng tộc? - Ảnh 3.

Christian Bale không được ủng hộ khi vào vai

Moses


Tính ra thì Scott cũng có lý, ít nhất là trong việc lèo lái dự án. Với số vốn 140 triệu đô

và được giảm thuế ở Tây Ban nha, Exodus: Gods and Kings đã ra rạp và doanh thu

toàn cầu gần 270 triệu. Thế nhưng, con số này chỉ vừa đủ hòa vốn và phim nhận khá nhiều chỉ trích. Năm 2016 cũng có một trường hợp hi hữu tương tự, đó là bộ phim hành động giả tưởng Gods of Egypt với

kinh phí 140 triệu đô của đạo diễn Alex Proyas.


Phim có sự tham gia của 3 diễn viên chính là Gerard Butler (anh thậm chí không hề cố gắng thay đổi

chất giọng Scotland đặc sệt của mình cho hợp vai), tài tử người Đan Mạch Nikolaj Coster-Waldau trong series

Game of Thrones và diễn viên người Úc Brenton Thwaites. Bị chỉ trích thậm tệ về chuyện tuyển các diển

viên da trắng, Gods of Egypt có doanh thu mở màn rất khiêm tốn là 14 triệu đô. Sau đó

Proyas còn tích cực phản bác

những nhà phê bình, các phóng viên điện ảnh rằng họ đã cố tình tạo ra tranh cãi

về vấn đề chọn diễn viên và có sẵn ý đồ chê bai bộ phim.


Leonardo bị phản đối đóng vai nhà thơ Ba Tư, đã đến lúc Hollywood nên trả các nhân vật về đúng chủng tộc? - Ảnh 4.

Phim "Gods of Egypt" với các vị thần chủ yếu

là da trắng


Khán giả đi xem phim vì điều gì?


Ở chiều ngược lại, hãy nhìn vào ba bộ phim khác với những diễn viên mà theo

cách nói của Scott là "Mohammad nào đó" (dù thực tế chẳng ai trong số họ là

Mohammad). Năm 2008, Fox Searchlight đã phát hành Slumdog Millionaire, một bộ

phim đầy cảm xúc với Dev Patel trong vai một chàng trai người Mumbai tên Jamal. Những kinh nghiệm sống tích lũy đã tình cờ giúp

cậu có được câu trả lời để giành chiến thắng chương trình "Who Wants To Be A Millionaire?" (Ai là triệu phú). Bộ phim vượt mặt Exodus: Gods and Kings đáng kể với doanh thu toàn cầu hơn 377 triệu đô.  


Một ví dụ khác để so sánh là Life of Pi của Lý An vào năm 2012 , bộ

phim kể về chuyến phiêu bạt giữa đại dương với diễn viên hoàn toàn mới Suraj

Sharma (đến từ New Delhi, Ấn Độ, hoặc nếu muốn bạn có thể gọi cậu ta là "một ai

đó" như cách nói của Scott) trong vai "thuyền trưởng" và cũng là nhân vật con

người duy nhất trong phần lớn thời lượng phim, với kinh phí sản xuất là 120 triệu

đô và doanh thu hơn 609 triệu. 


Hay gần đây

nhất là Neel Sethi, một tài tử nhí gốc Ấn thủ vai cậu bé rừng xanh trong The

Jungle Book. Diễn xuất tuyệt vời của cậu bé đã góp phần giúp bộ phim thu về hơn

900 triệu trên toàn thế giới.


Khi các hãng phim vẫn cố bám víu vào định nghĩa "ngôi sao" ngày càng lỗi thời

thì khán giả không còn quan trọng về màu da của diễn viên

chính nữa, họ chỉ cần một bộ phim

thật hay. Và dĩ nhiên, đó cũng chính là mấu chốt tạo nên sự khác biệt giữa Gods of Egypt hay Exodus:

Gods and Kings với Life of Pi và Slumdog Millionaire. Hai phim sau đều

góp mặt ở Oscar và nhận hàng loạt những cơn mưa lời khen, còn phim kia thì

không. Sự thật ở Hollywood hiện nay là yếu tố chủng tộc, giới tính của diễn viên chính và đạo diễn không còn quan trọng. Điều quan

trọng nhất mà khán giả cần là được xem một bộ phim hay thay vì một phim dở.


Leonardo bị phản đối đóng vai nhà thơ Ba Tư, đã đến lúc Hollywood nên trả các nhân vật về đúng chủng tộc? - Ảnh 5.

"Life of Pi" không cần tẩy trắng nhân vật vẫn

thành công rực rỡ


Xu hướng mà Hollywood cần thay đổi


Có một tranh cãi gần đây xoay quanh vấn đề chủng tộc của diễn viên

trong tác phẩm mới ra mắt Nina, một phim tiểu sử của đạo

diễn Cynthia Mort về cố nhạc sĩ Nina Simone. Vai chính do Zoe Saldana đảm nhiệm, đội thêm tóc giả và hóa trang để giống

người châu Phi với làn da đen và mái đầu xù. Phản hồi của cộng

đồng cho bộ phim khiến chúng ta nhớ đến Stonewall.


Rất nhiều khán giả được cho là đối tượng phục vụ chính của phim - cộng đồng người Mỹ đen và những khán giả tôn

thờ âm nhạc của Simone cũng như các hoạt động của bà - thay vì ủng hộ lại lên tiếng chỉ trích vì Saldana dù cũng là người da màu nhưng làn

da khá sáng chứ không hề giống nguyên mẫu.


Kuba Shand-Baptiste, cây bút của

tờ The Independent, nhận xét: "Màu da

tối của Simone và những đặc trưng rất châu Phi của bà ấy đã định hình tính

chính trị và âm nhạc của riêng bà". Tài khoản Twitter chính thức của quỹ Simone đáp

trả Saldana rằng: "Câu chuyện hay đấy nhưng làm ơn đừng

để tên của Nina trên miệng của cô. Cho đến hết đời". Em trai của Simone thậm chí còn nói với tờ NY Daily News rằng việc tuyển mộ diễn viên đang "hãm hại di sản của Nina".


Leonardo bị phản đối đóng vai nhà thơ Ba Tư, đã đến lúc Hollywood nên trả các nhân vật về đúng chủng tộc? - Ảnh 6.

Zoe Saldana bị chê "chưa đủ đen"


Nhà sản xuất của Nina, Robert L.

Johnson đã đáp lại những sự chỉ trích trong bài phỏng vấn với THR bằng việc so

sánh những chỉ trích đó giống như việc chủ nô phân biệt đối xử với nô lệ da sáng và nô lệ da đen, và kết luận màu da của nữ

diễn viên chính đậm đến đâu không phải là vấn đề. Nhưng nếu thực sự là vậy, không hiểu tại sao các nhà làm phim lại phải

che đậy khuôn mặt thật của Saldana bằng màu son đậm và mái tóc giả để cô ấy

nhìn giống người châu Phi? Sẽ dễ dàng hơn nếu họ tìm kiếm một diễn viên nhìn giống

Nina Simone hơn?


Hẳn nhiên, theo quy luật của

Hollywood, Zoe Saldana là một ngôi sao thu hút hơn Teyonah Parris hay Lorraine

Toussaint, những người phù hợp hơn với vai diễn. Thế nhưng các diễn biến tiếp

theo một lần nữa cho thấy quyết định sai lầm của các nhà sản xuất. Sau khi ra mắt,

phim đã nhận nhiều phản hồi tiêu cực với số điểm thảm hại 3% trên trang Rotten

Tomatoes.


Leonardo bị phản đối đóng vai nhà thơ Ba Tư, đã đến lúc Hollywood nên trả các nhân vật về đúng chủng tộc? - Ảnh 7.

Hai diễn viên chính trong "Star Wars: The

Force Awakens"


Thành công của Star Wars: The Force Awakens đã cho thấy

xu hướng mới trong nhận thức của khán giả. Mở đầu trailer là khuôn mặt của John

Boyega, một diễn viên da màu gần như vô danh vào thời điểm đó. Trong phim, vai

chính cũng là Rey, một nhân vật nữ do Daisy Ridley thể hiện. Doanh thu 2 tỷ USD

giống như bằng chứng rằng khán giả chẳng hề quan tâm đến giới tính hay màu da của

diễn viên.


Hãy cẩn thận, Hollywood, thời thế

đang dần thay đổi. Việc tẩy trắng nhân vật đã không còn giúp ích cho phim trong

khía cạnh tài chính, mà thậm chí còn có thể gây tiếng xấu từ trước khi phim ra

mắt. Những quả bom xịt gần đây như Gods

of Egypt, Pan, The Lone Ranger hay The Last Airbender đều vướng phải vấn đề này. Trên góc nhìn rộng

hơn, việc tẩy trắng nhân vật còn khiến nhiều diễn viên tài năng thuộc các chủng

tộc thiểu số bị thui chột tài năng, không có cơ hội phát triển. Có lẽ đã đến

lúc các nhà sản xuất nhận ra điều này và thay đổi trong tương lai.


(*) Phần lớn nội dung trong bài

viết dịch từ bài "Hollywood Needs To Accept That Whitewashing Is A Failed

Experiment" của Screenrant.


Theo Phúc Du - Ân Nguyễn / Trí Thức Trẻ


Leonardo Bị Phản Đối Đóng Vai Nhà Thơ Ba Tư, Đã Đến Lúc Hollywood Nên Trả Các Nhân Vật Về Đúng Chủng Tộc?

Con Gái Khi Yêu

Phim Con Gái Khi Yêu VTVcab5 Đài Loan 80 tập cuối xoay quanh gia đình có những cuộc hôn nhân rắc rối người sướng kẻ khổ của bà Phương Nghị tát cả những cô con gái trong nhà khi yêu đều không hoàn mỹ họ gặp đủ chuyện vì những vấn đề thường ngày trong quốc sống Nhà Lê có bốn con gái. Lê An con gái lớn nhất sau khi tình hình ly hôn đã dẫn con trai mình trở về từ Mỹ.


con gai khi yeu

Vay Lê Nhất người thứ hai, một giáo viên mẫu giáo vô tình rơi vào tình yêu với con trai của xã hội đen Đỗ Hiểu Phong. Thanh Thanh người thứ ba với thân phận là một luật sư chuyên về văn phòng, đột nhiên bị quyến rũ một người đàn ông đã lập gia đình Khoan Từ Bạn. con gái út của bà Tiểu Khê lãng mạn ngây thơ cũng gặp rắc rối giống như chị gái, cô té ngã trong tình yêu với một người cố vấn giảng dạy giáo viên và học sinh, đó là lý do tại sao các bà mẹ Phụng Nghi lo lắng tất cả các ngày trong tương lai của con sau này


Cùng theo dõi trọn bộ phim con gai khi yeu lồng tiếng hằng ngày tập cuối tại longtieng.net


Comments

comments


Con Gái Khi Yêu

Hoàng Tử Sói

Phim Hoàng Tử Sói Tập 2 tap 3 cuối đài loan Zingtv kể về chuyện tình khó khăn của của gia đinh lạc mất anh chàng Đỗ Trạch Minh Khi đi du lịch vô tỉnh anh ở lại đảo xa cùng bầy sói chúng đã nuôi dưởng anh trưởng thành và lâu ngày quen dần với tục quán loài chó sói nhưng trong tâm vẫn có bản chất con người có điều nhanh nhẹn và cứng rắn lạnh lùng hơn


hoàng tử sói

Hoàng Tử Sói Trước khi bạn nhìn thấy nó cho thấy chỉ cần làm thế nào lớn nó là, bây giờ tôi thấy nó ít quá, đi đâu cũng chạm vào địa điểm gắn với anh ta và em.Ho Tây, đặc biệt là cao cầu hồ ven biển, có lẽ là nơi đẹp nhất của bạn và tôi, nhưng từ bây giờ cho đến khi tôi gặp người đàn ông của tôi, tôi sẽ không đến đó nữa, vì mỗi lần ra rằng họ sẽ khóc cho một người nào đó mà bạn có, trong tình yêu …. rất nhiều.


Cả anh và em đều sai rồi, anh ạ. phim hoang tu soi vietsub thuyết minh Em sai vì đã nhận lời yêu anh khi mà không biết rằng anh vẫn còn yêu chị ấy. Còn anh, anh quá tham lam, anh đợi em nhận lời rồi bảo em rằng anh vẫn yêu chị ấy, anh đẩy em đi như vứt đi một thứ đồ không sử dụng…


 


Comments

comments


Hoàng Tử Sói

"Chết chìm" trong trailer lãng mạn của Ryan Gosling và Emma Stone

Một lần nữa Ryan Gosling và Emma Stone lại hát khúc "yêu điên dại" trong trailer "La La Land" đầy chất thơ.


Không thể phủ nhận sức hút của cặp đôi trai tài gái

sắc Ryan Gosling và Emma Stone trên màn ảnh (hãy xem Crazy, Stupid, Love và

Gangster Squad, chắc chắn bạn sẽ không hối hận). Họ đã sẵn sàng để làm tan chảy

trái tim chúng ta một lần nữa, lần này với tình khúc mang tên La La Land.


 Trailer của "La la Land"


La La Land là một bộ phim ca nhạc do đạo diễn Damien

Chazelle thực hiện, người từng thành công với Whiplash. Tác phẩm được lựa chọn

mở màn cho liên hoan phim Venice sẽ diễn ra vào tháng tới, hứa hẹn là một đối

thủ tiềm năng tại Oscar.


Chết chìm trong trailer lãng mạn của Ryan Gosling và Emma Stone - Ảnh 2.

Trong phim, Emma Stone vào vai Mia, một cô nàng với

ước mơ cháy bỏng được trở thành diễn viên còn Ryan Gosling là một nghệ sĩ nhạc

jazz trong những quán bar tối tăm về đêm. Họ đã yêu nhau bằng thứ tình yêu đầy chất

nhạc của một thành phố không thiếu lãng mạn nhưng cũng đầy thử thách cho những

kẻ muốn gây dựng tiếng tăm.


Mở đầu trailer, Gosling huýt sáo rồi cất tiếng hát:

"City of stars, are you shining just for me? City of stars, there’s so much I

can’t see […] Is this the start of something wonderful, or one more dream that

I cannot make true?" (Thành phố của những

vì sao đang tỏa sáng vì ta đấy ư? Thành phố đầy sao, có quá nhiều thứ ta chẳng

thấy nổi[…] Đây là khởi đầu của phép màu, hay sẽ lại là một giấc mơ tan nát nữa

của ta?)


Trailer không có lấy một đoạn đối thoại, mà lấp đầy

bằng cảnh Ryan Gosling và Emma Stone cùng sánh vai đi bộ, khiêu vũ, thử giọng…và

chìm sâu vào đôi mắt của nhau. Đoạn giới thiệu ngắn ngủi nhưng kết thúc ngọt

ngào bằng một nụ hôn giữa hai kẻ yêu. Đồng thời, nhiều cảnh phim gợi nhớ những

tác phẩm kinh điển của điện ảnh thế giới như Everyone Says I Love You của Woody

Allen, Francis One from the Heart của Ford Coppola hay đứa con cưng của Martin

Scorsese là New York, New York trong một bối cảnh hiện đại hơn.


Chết chìm trong trailer lãng mạn của Ryan Gosling và Emma Stone - Ảnh 3.

Được coi là sự cách tân dòng phim ca nhạc cổ điển, La

La Land là sự hòa trộn tuyệt vời giữa nét truyền thống của nhạc kịch Hollywood

và một Los Angeles đương đại. Tờ Wrap từng nhận xét: "La La Land theo chân hai giấc mơ song hành – một nữ diễn viên nghiệp

dư cô đơn tên Mia và một nghệ sĩ piano nhạc jazz tự mãn Sebastian, người đã đem

lòng yêu thành phố Los Angeles với cả tâm hồn". 


Miles Teller (ngôi sao của

Whiplash) và cô phù thủy nhỏ ngày nào Emma Watson là những cái tên ban đầu được

cân nhắc cho cặp đôi Mia – Sebastian nhưng cuối cùng Ryan Gosling và Emma Stone

đã được chọn vào vai.


Chết chìm trong trailer lãng mạn của Ryan Gosling và Emma Stone - Ảnh 4.

Giám đốc nghệ thuật Alberto Barbera cho rằng, nếu

Whiplash là sự mặc khải của một nhà làm phim trẻ (Damien Chazelle), thì La La

Land là sự khẳng định tài năng tuyệt đối của anh và đưa cái tên này vào hàng

ngũ những đạo diễn vĩ đại mới của Hollywood. Phim sẽ được ra mắt vào ngày 16

tháng 12 năm nay với sự tham gia của Ryan Gosling, Emma Stone, Simmons, John

Legend, Finn Wittrock và Rosemarie DeWitt.


Chết chìm trong trailer lãng mạn của Ryan Gosling và Emma Stone - Ảnh 5.

Theo Ngọc King / Trí Thức Trẻ


"Chết chìm" trong trailer lãng mạn của Ryan Gosling và Emma Stone